Theo dõi Best Express GiaoHangTotNhat trên Google News

Trong năm 2020, quy mô thương mại điện tử (TMĐT) chỉ tăng 15% song sản lượng bưu phẩm gửi qua dịch vụ chuyển phát đã tăng đến 47%. Trong đó, những “ông lớn” ngành chuyển phát tăng trưởng bưu phẩm gửi từ 30% tới 60%.

Theo Báo cáo Thương mại điện tử Đông Nam Á 2020 từ Google, Temasek và Bain&Company, quy mô của thị trường TMĐT Việt Nam năm 2020 ước tính tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỉ USD. Trong đó, lĩnh vực bán lẻ hàng hoá trực tuyến tăng 46%; gọi xe và đồ ăn công nghệ tăng 34%; tiếp thị, giải trí và trò chơi trực tuyến tăng 18%; riêng lĩnh vực du lịch trực tuyến giảm 28%. Báo cáo này cũng dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020-2025 là 29% và đến năm 2025 quy mô thương mại điện tử nước ta đạt 52 tỉ USD.

Đồng thời, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cũng vừa công bố báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2020 với mức tăng trưởng khoảng 15%, đạt quy mô khoảng 13,2 tỉ USD.

Mặc dù mức tăng trưởng năm 2020 thấp hơn giai đoạn 2016-2019 (trung bình tăng 30%) nhưng VECOM vẫn dự đoán, thị trường TMĐT sẽ tiếp tục tăng trưởng vững chắc trong năm 2021 cũng như giai đoạn đến năm 2025.

Tăng trưởng TMĐT thúc đẩy dịch vụ hậu cần phát triển

Cùng với mức tăng trưởng của thương mại điện tử, VECOM cũng chỉ ra rằng các ngành hậu cần cho TMĐT như chuyển phát, kho bãi và logistics chính là đối tượng được “hưởng lợi” nhiều nhất và đạt mức tăng trưởng mạnh.

Cụ thể, theo khảo sát từ VECOM trong khi quy mô TMĐT chỉ tăng 15% năm 2020, sản lượng bưu phẩm gửi qua dịch vụ chuyển phát năm 2020 đã tăng tới 47%. Trong đó, những doanh nghiệp chuyển phát hàng đầu có mức tăng trưởng bưu phẩm gửi từ 30% tới 60%.

Thị trường chuyển phát cạnh tranh, “ông lớn” vẫn giữ vai trò chủ đạo

Thị trường giao hàng tăng trưởng mạnh nhờ thương mại điện tử

Khảo sát từ VECOM cũng cho thấy, tỷ lệ bưu gửi của Hà Nội và TP.HCM vẫn chiếm tới khoảng 60% tổng sản lượng bưu phẩm của cả nước.

Trong đó, thị phần giao nhận hàng hoá tại 2 thành phố này vẫn chủ yếu tập trung vào các “ông lớn” Viettel Post, Vietnam Post và các đơn vị tầm trung như EMS, Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm.

Tại Hà Nội, Viettel Post chiếm tới 52% thị phần, cao nhất trong các hãng chuyển phát, Vietnam Post chiếm 20% thị phần, 30% còn lại được chia cho Giao hàng nhanh (10%), Giao hàng tiết kiếm (9%), EMS (4%) và các doanh nghiệp chuyển phát nhỏ lẻ khác (5%).

Còn tại TP.HCM, thị phần được chia cho các hãng chuyển phát nhỏ lẻ nhiều hơn, khi số doanh nghiệp này chiếm tới 35% thị phần. Tiếp đó, Viettel Post vẫn là đơn vị có thị phần cao nhất với 28%, Vietnam Post (15%), EMS (10%), Giao hàng tiết kiệm (7%) và Giao hàng nhanh (5%).

Như vậy, tính chung toàn thị trường, Viettel Post vẫn có thị phần áp đảo và giữ vai trò chủ đạo. Trong đó, “vũ khí” mạnh mẽ nhất của Viettel Post với các đối thủ chính là hệ sinh thái khép kín.

Thị trường giao hàng tăng trưởng mạnh nhờ thương mại điện tử

Viettel Post vẫn có thị phần áp đảo và giữ vai trò chủ đạo

Nhờ việc ra mắt ứng dụng sàn vận chuyển đa phương thức gọi xe MyGo và sàn thương mại điện tử Vỏ Sò giúp doanh nghiệp này hiện thực hoá mục tiêu chuyển dịch từ một công ty bưu chính chuyển phát thành công ty logistics dựa trên nền tảng công nghệ cao. Trong ngành bưu chính, Viettel Post đã tự mình hoàn thiện một hệ sinh thái đa dạng, từ thương mại điện tử, chuyển phát và gọi xe trực tuyến.

Vỏ Sò và MyGo hiện đang là 2 đơn vị trợ giúp đắc lực cho “xương sống” chuyển phát của Viettel Post thông qua việc gia tăng số lượng đơn hàng, rút ngắn thời gian giao hàng nội thành.
Nhờ đó, Viettel Post đã từng bước chiếm lĩnh thị phần hoạt động giao hàng, chuyển hàng trong ngành thương mại điện tử. Ngoài ra, đơn vị này cũng đẩy mạnh số hoá mảng logistics bằng việc đưa vào hoạt động hệ thống băng chuyền chia chọn tự động hiện đại nhất Việt Nam… hay ứng dụng số hoá và nỗ lực chuyển đổi số toàn bộ quy trình vận hành.

Theo số lượng của Bộ Thông tin và truyền thông, tínhđến 9/8/2018, số lượng cấp phép cho dịch vụ bưu chính – chuyển phát đã tăng lên 356 công ty, tăng 29% so với cuối năm 2017. Điều này xuất phát từ sự bùng nổ của ngành TMĐT và nhu cầu logistic cho TMĐT, chủ yếu trong giao hàng chặn cuối. TMĐT Việt Nam đang phát triển với tỷ lệ 32% CAGR giai đoạn 2018 – 2022, theo Euromonitor.

Trong tất cả, nổi bật nhất là ‘tứ trụ’ Viettel Post, VN Post, Giao Hàng Nhanh và Giao Hàng Tiết Kiệm; hiện 4 đơn vị giao hàng bên thứ ba này chiếm 60% đến 65% thị phần. Có 2 nguyên do khiến 4 cái tên trên bành trướng như thế: họ là những người tiên phong trong thị trường và tất cả đều rất mạnh về công nghệ.

Viettel Post đã có mặt tại thị trường Việt Nam được 15 năm, hiện họ có 1.476 bưu cục, 827 cửa hàng và 10.000 đối tác, phủ sóng 713/713 quận huyện; doanh thu mảng giao hàng nhanh chiếm trên 50% tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp này trong năm 2018. Giao Hàng Nhanh là công ty trẻ song cũng đã có 7 năm kinh nghiệm, hiện có 500 bưu cục, 1.500 điểm gửi hàng, phủ sóng dịch vụ 63/63 tỉnh thành Việt nam. Mỗi ngày Giao Hàng Nhanh thực hiện khoảng 300.000 đơn hàng.

Phần VN Post, công ty này thành lập năm 2007 có 13.000 điểm giao dịch phủ sóng toàn quốc. Cuối cùng là Giao Hàng Tiết Kiệm, họ đã có mặt trên thị trường được 6 đến 7 năm, phủ sóng được 99% huyện xã với 8.000 tài xế, tổng các trung tâm vận hành rộng 100.000m2, thực hiện 100 triệu đơn hàng/năm.

Thực trạng thị trường giao hàng nhanh năm 2020 - Tiềm năng và thách thức

Hệ thống phân loại tự động trị giá 2 triệu USD của Giao Hàng Nhanh tại Hà Nội.

Ở khía cạnh khác, ngay từ khi khởi nghiệp, Ban lãnh đạo của Giao Hàng Nhanh đã xác định, công nghệ chính là thứ sẽ giúp họ tạo được sự khác biệt và ưu thế với các đối thủ trên thị trường logistic. Đứng sau Viettel Post và VN Post lần lượt là Viettel và VNPT, 2 trong những tập đoàn về công nghệ hàng đầu của Việt Nam. Sau khi về tay SEA, tập đoàn sở hữu Shopee, hẳn Giao Hàng Tiết Kiệm đã được ông lớn này hỗ trợ nhiều về mặt công nghệ.

Tuy nhiên, với sự xuất hiện của những người chơi đến sau – những vương trong khu vực và thế giới như BEST Inc từ Trung Quốc như đã nói ở trên, J&T – Hong Kong cùng DHL – Đức; có lẽ thị trường sẽ phải chia lại trong tương lai.

DHL gia nhập vào thị trường thương mại điện tử năm 2017 sau khi thành lập DHL Ecommerce Vietnam và với việc họ là công ty logistic top 10 thế giới, chúng ta không cần tìm hiểu cũng biết là về tài lực hay công nghệ, họ vô cùng hùng mạnh.

J&T Express thành lập tại Hong Kong vào 2015, nhưng thị trường đầu tiên mà họ triển khai hoạt động của mình lại là Indonesia. Như BEST Inc, ưu điểm lớn nhất của J&T chính là công nghệ. Sau khi trở thành công ty về logistic số 2 Indonesia, J&T đã mở rộng thị trường ra Philippines, Malaysia, Việt Nam và sắp đến là Thái Lan. Hiện có có thể chuyển phát 1,5 triệu bưu kiện/ngày và là công ty về chuyển phát nhanh, nhất là cho mảng TMĐT lớn nhất Đông Nam Á, với các khách hàng tiêu biểu như OPPO, Lazada, Shopee…

J&T Express đến Việt Nam tháng vào tháng 7/2018 và từ chỉ có 10.000 đơn hàng/ngày, hiện họ đã có 150.000 đơn hàng/ngày, bằng ½ Giao Hàng Nhanh và mục tiêu của BEST Inc sau 1 năm nữa. Chỉ sau 15 tháng, J&T Express đã xây dựng được một hệ thống 8.000 nhân viên, 14 trung tâm khai thác, 700 bưu cục.

Về công nghệ, chúng ta có thể so sánh một chút – như ở hệ thống phân loại để xem những vương ngoại quốc và vương nội địa tương quan như thế nào.

Theo thông tin từ Viettel Post, 2/7 kho hàng của họ đã được tự động hóa, chỉ là họ không công bố thông tin chính xác là công suất của mỗi kho hàng như thế nào. Còn VN Post vừa mới khai trương một trung tâm chia chọn tự động tại Khu công nghiệp Hiệp Phước, rộng 5,2ha, với công suất 18.000 bưu kiện/giờ; hiện VN Post có 2 trung tâm chia chọn khác tại Hà Nội và Đà Nẵng.

Tháng 8 vừa qua, Giao Hàng Nhanh đã giới thiệu rầm rộ trên truyền thông dây chuyền chia chọn hàng hóa hoàn toàn tự động trị giá 2 triệu USD tại Hà Nội, được họ gọi là hệ thống chia chọn tự động hóa  lớn nhất Việt Nam, với công suất 30.000 bưu kiện/giờ, độ sai số 3%. Theo kế hoạch, Giao Hàng Nhanh cũng sắp giới thiệu một trung tâm chia chọn tự động tương tự tại TP. HCM. Trong 5 năm đến 10 năm tới, Giao Hàng Nhanh sẽ đổ khoảng 30 triệu USD để xây dựng 10 trung tâm chia chọn tự động khắp Việt Nam.

Năm 2018, Lazada từng thông báo là họ đã đầu tư trên 2 triệu USD để xây dựng trung tâm phân loại tự động đầu tiên tại Việt Nam ở Long Biên với công suất 10.000 bưu kiện/giờ. Năm 2017, Lazada cũng đã xây dựng một trung phân loại tại TP. HCM. Tuy nhiên, cũng có thông tin, hệ thống mà Lazada xây dựng chỉ là bán tự động chứ không phải tự động.

Cuối cùng là Giao Hàng Tiết Kiệm, không rõ là họ có trung tâm chia chọn tự động hay không, chỉ biết là đầu năm 2019, doanh nghiệp này từng ‘xất bất xang bang’ vì bị một khách hàng quay cảnh shipper của họ phân loại hàng bằng cách ném bưu kiện vào từng sọt một cách tùy tiện.

Phần J&T Express, chúng tôi cũng không rõ là họ có hệ thống phân loại tự động hay không, nhưng theo chia sẻ từ doanh nghiệp này, công suất hệ thống chia chọn của họ vào khoảng 10.000 bưu kiện/giờ.

Thực trạng thị trường giao hàng nhanh năm 2020 - Tiềm năng và thách thức

Hệ thống phân loại tự động chia chọn của BEST Inc.

Trong buổi ra mắt chính thức, BEST Inc đã cho thấy hệ thống chia chọn tiên tiến của mình, cùng việc mỗi năm, ông lớn này đổ ra hàng trăm triệu Nhân dân tệ cho hệ thống tự động hóa. Trong năm 2013, họ đã hoàn thành hệ thống chia chọn tự động sớm nhất nhì Trung Quốc, với độ chính xác 100% và mỗi line – dòng có khả năng phân loại 20.000 bưu kiện/giờ. Bây giờ, họ đã tích hợp được lớp kép, nên hệ thống của BEST Inc có khả năng phân loại 40.000 bưu kiện/giờ.

Thế nên, nếu BEST Inc đầu tư hệ thống phân loại chia chọn hoàn toàn tự động này cho trung tâm mà họ hợp tác với BW, khi hoàn thành vào năm 2020, nó sẽ trở thành hệ thống phân loại tự động có công suất lớn nhất Việt Nam.

Bài viết liên quan

Founder/COO at Giao Hàng Tốt Nhất

Xin chào, mình là Phúc Phạm - Founder của HayDauTu.com và Founder / COO của GiaoHangTotNhat.VN . Mình đã làm việc trong ngành Logistics từ năm 2017 và Tài chính từ 2020. Hy vọng những chia sẻ cá nhân của mình có thể cung cấp thêm nhiều góc nhìn đa chiều cho bạn ở 2 ngành hàng đang bùng nổ tại Việt Nam.

Trả lời